HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT Ô CHỜ
Kích thước ô chờ là kích thước chiều cao, chiều rộng ô chờ cửa, được tính khi đã trát tường xong hoàn thiện. Dựa vào phong thủy mà chủ nhà có thể chọn các kích thước đẹp phù hợp với nhà, với tuổi.
Mỗi cánh cửa sẽ có kích thước ô chờ khác nhau còn tùy vào kích thước khuôn.
Hướng dẫn khảo sát ô chờ
– Xác định cos 0.0: Là vị trí sàn đã hoàn thiện, trước khi xác định kích thước cửa phải xác định với khách hàng vị trí cos 0.0
– Kiểm tra độ thẳng và độ phẳng tường xây ô chờ cửa bằng máy laze hoặc bằng dây dọi
Kiểm tra ô chờ
kiểm tra chiều rộng ô chờ. Ta đo 3 kích thước B1, B2, B3 tại 3 vị trí khác nhau trên ô chờ
Chiều rộng ô chờ là lấy kích thước chiều rộng nhỏ nhất trong 3 giá trị B1, B2, B3 đã đo.
Để số đo chính xác, lấy theo đơn vị mm.
Kiểm tra chiều cao ô chờ:
– Đo kích thước chiều cao ô chờ: Đo chiều cao ở 3 vị trí H1, H2, H3 tính từ cos 0.0; Chiều cao ô chờ (Hoc), TA lấy kích thước chiều cao nhỏ nhất trong 3 số đo (H1, H2, H3). => Hoc = Min(H1, H2, H3).
Đô độ dày khuôn tường
Xác định độ dày tường xây ô chờ 2 bên tường và phía trên để chọn độ rộng khuôn bao phù hợp, thông thường tường đơn dày 120~140 mm, tường đôi dày từ 250~270 mm.
TA Đo tại 3 điểm
Trên- giữa – dưới
Cuối cùng lấy giá trị nhỏ nhất
Nếu chiều rộng ô chờ lớn hơn hoặc bằng chiều rộng khung cửa 5-8mm ta tiến hành lắp đặt bình thường.
Nếu chiều rộng ô chờ rộng hơn thì ta phải bắn thêm các đệm phít ở mức độ nhất định.
Nếu chiều rộng ô chờ nhỏ hơn chiều rộng khung cửa ta tiến hành khoan mở rộng ô chờ.
Trên đây là một số hướng dẫn về khảo sát ô chờ cửa của chúng tôi
Chúc các bạn khảo sát và lắp đặt thành công