Trong xây dựng, kích thước là yếu tố quan trọng bậc nhất, bởi chỉ cần 1 sai sót nhỏ, các sản phẩm xây dựng sẽ không phù hợp và thậm chí có thể bỏ đi. Đối với những cánh cửa, việc chuẩn chỉnh trong kích thước là yếu tố bắt buộc, do đó, các loại kích thước cửa thép vân gỗ tiêu chuẩn sau đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho khách hàng nào đang có ý định lắp đặt loại cửa này cho gia đình mình nhé.
Các thuật ngữ kích thước cửa mà bạn nên biết
Trước khi mua hoặc sửa những cánh cửa ngôi nhà, bạn cần đo đạc và tính toán chuẩn chỉnh nhất. Tuy nhiên, đo như thế nào và đo ra sao thì nhiều người vẫn chưa hiểu hết. Vì thế, các thợ xây dựng và những người trong ngành chia kích thước cửa thành 2 loại, gồm kích thước thông thủy và kích thước ô chờ.
Kích thước ô chờ
Kích thước ô chờ, hay tên gọi khác là kích thước phủ bì, là khoảng không gian giữa các mép sau khi chát hoàn thiện, tức là khoảng không gian để lắp cửa có khuôn.
Cách tính kích thước ô chờ như sau:
Chiều cao ô chờ: Dùng thước đo từ mép sàn đến tới mép trên của ô cửa. Hoặc nếu bạn đã biết kích thước thông thủy thì tính theo công thức sau:
Chiều cao ô chờ = chiều cao thông thủy + chiều dày khuôn cửa
Chiều rộng ô chờ: Dùng thước đo từ 2 mép 2 bên cửa hoặc có thể suy ra từ kích thước thông thủy theo công thức sau:
Chiều rộng ô chờ = chiều rộng thông thủy + 2. chiều dày khuôn cửa
Chiều dày khuôn là cố định, thường được các nhà sản xuất cửa cung cấp. Thông thường chiều dày của khuôn cửa gỗ là 6cm, cửa thép vân gỗ là 5cm.
Kích thước thông thủy
Kích thước thông thủy, hay có tên gọi khác là kích thước lỗ ban, lọt sáng, lọt gió… theo âm hán việt thì có nghĩa là dòng nước chảy qua mà không bị cản lại.
Kích thước thông thủy được tính từ 2 mép khuôn đối diện của cửa. Tức là theo cách đo như sau:
Chiều cao thông thủy: là khoảng cách từ mép khuôn trên đến mặt sàn.
Chiều rộng thông thủy: là khoảng cách từ 2 mép khuôn bên cạnh.
Đối với những cánh cửa có mái vòm thì chiều cao thông thủy được tính đến phẩn đỉnh vòm. Còn đối với cánh cửa có ô thoáng kính bên trên, thì kích thước thông thủy chỉ tính đến phần khung có cánh cửa mở được, tức không tính phần ô thoáng kính.